Trong quá trình làm việc của BA, việc thiếu thông tin hoặc gần như không thể collect được thông tin là chuyện không hiếm gặp. Chính vì vậy việc đặt giả định là không thể thiếu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp người phân tích đã thu thập, khai thác thông tin nhưng vẫn đặt ra các giả định. Kể cả bản thân mình khi phân tích cũng có nhiều lúc đặt ra giả định, dẫn đến việc confirm với khách hàng các thông tin liên quan bị sai và cần làm lại.
Vậy làm thế nào để giảm tình trạng này khi mà đặt giả định là điều không thể tránh khỏi? Với kinh nghiệm của mình thì mình có vài cách có thể chia sẻ với các bạn như sau:
1. Validate
Đây là cách dễ và hữu hiệu nhất để xác định xem giả định của mình có đúng hay không. Có nhiều cách để làm việc này và nó khá tương tự các technique cho việc elicit requirement: interview, survey, Q&A… Validate không chỉ để xác định giả định có đúng hay không mà còn để xác định nó có đúng là cái khách hàng cần hay không, bạn lưu ý đừng nên chỉ chăm chăm vào việc xác minh đúng sai.
2. I/O flow
Các bạn đã học khoá BA của mình chắc đã quen với kỹ thuật này. I/O flow giúp xác minh các thông tin đầu vào, đầu ra của vấn đề, cụ thể ở đây là assumption. Nếu kết quả phân tích trong quá trình dùng I/O flow không rõ ràng: tạo ở đâu, được sử dụng như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu được đưa ra lúc đầu hay không, vậy có thể assumption đấy đang đi sai hướng.
3. Scenario
Đây là việc đưa ra các trường hợp sử dụng cụ thể của assumption trên hệ thống. Trường hợp sử dụng áp dụng với các vai trò (loại người dùng khác nhau trên hệ thống) trong các trường hợp của happy case, alternative, exception… Dựa vào việc này để phân tích tính khả dụng của assumption.
4. Prototyping
Prototype là việc sử dụng các công cụ thiết kế như Figma, Invision hoặc code 1 phần của phần mềm để khách hàng có hình dung ban đầu về sản phẩm, hiểu nôm na là "sản phẩm mẫu". Bằng cách nhìn thấy "sản phẩm mẫu" và thực hiện những tương tác đơn giản, khách hàng sẽ dễ dàng xác minh assuption BA đưa ra có phù hợp với mong muốn của họ không.
Ngoài ra còn khá nhiều cách khác tuỳ từng trường hợp và tuỳ dự án/công ty. Nếu các bạn có cách nào muốn chia sẻ thì để lại comment phía dưới bài viết nhé.
Comments