Đây là bài tiếp theo trong series về BPMN. Trong post này mình sẽ đi chi tiết về các hoạt động (activity) được sử dụng khi vẽ BPMN.
Trong BPMN, các hoạt động (activity) thường được ký hiệu bởi hình chữ nhật, bao gồm task name, task marker, task type, boundary event, data flow:
1. Task marker
Task maker được sử dụng để đánh dấu/bổ nghĩa cho các hoạt động. Task maker thường được đặt ở dưới cùng - chína giữa của task hoặc bên trong các sự kiện (event) và cổng (gateway).
Một số task maker phổ biến:
Loop:
Mô tả task có thể thực hiện nhiều lần cho đến khi đạt được điều kiện kết thúc
Ví dụ:
Multi-Instance
Mô tả task chứa một số lượng task khác. Những task này CÓ THỂ chạy song song hoặc CÓ THỂ theo trình tự:
Ví dụ:
Compensation:
Mô tả dạng task đền bù để bù đắp cho những lỗi xảy ra trong quy trình. Thường được sử dụng kèm sự kiện đền bù (compensation event - phần về sự kiện mình sẽ nói trong bài sau).
Ví dụ:
Ad-hoc task marker
Biểu thị một hoặc nhiều task không được xác định trước hoặc có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình.
Ví dụ:
Ad-hoc task - collapsed
Ad-hoc task - expanded
2. Task type
BPMN có nhiều loại task được thể hiện qua các ký hiệu khác nhau. Task type được đặt ở góc trên cùng bên trái của 1 activity.
Với bảng này mình sẽ lấy ví dụ dựa trên luồng đặt đồ ở HighLand cho các bạn dễ hiểu nhé.
Loại | Giải thích | Ký hiệu | Ví dụ |
Manual task |
| ||
Service Task | Thể hiện một task thực hiện bởi hệ thống | ||
Send Task | Dùng để mô tả việc gửi dữ liệu ra (luồng) bên ngoài. | ||
Receive task | Dùng để mô tả việc nhận dữ liệu từ (luồng) bên ngoài | ||
User Task | Là một hoạt động được thực hiện bởi người dùng khi tương tác với hệ thống | ||
Business Rule | Thể hiện task được thực hiện dựa trên quy tắc nghiệp vụ. | ||
Script Task | Thể hiện 1 task được thực hiện nhờ những đoạn mã script. |
3. Flow
Về cơ bản, BPMN có 2 loại luồng thông tin gồm:
Message flow:
Thể hiện việc trao đổi thông tin bất đồng bộ giữa các thành phần của diagram.
Ví dụ: gửi email thông báo cho khách hàng khi đơn hàng được vận chuyển thành công
Data flow:
Thể hiện việc truyền thông tin/dữ liệu giữa các hoạt động trong quy trình.
Ví dụ: Truyền thông tin khách hàng từ hoạt động "Nhập thông tin" sang hoạt động "Xử lý đơn hàng".
Gồm 3 loại:
Sequence Flow: thể hiện thứ tự thực hiện các hoạt động trong quy trình.
Conditional Flow: thể hiện hướng đi dựa trên điều kiện được đánh giá.
Default Flow: thể hiện hướng đi khi không có điều kiện nào được thỏa mãn
Tên | Ký hiệu |
Message Flow | |
Sequence Flow | |
Default Flow | |
Conditional Flow |
Tạm thời mình sẽ dừng ở đây, các notation khác cùng category activity sẽ được tiếp tục ở phần 2 nhé.
Bài viết cùng series:
Comments