Theo yêu cầu từ bạn Nguyễn Thiên Duyên, nội dung của post này chủ yếu sẽ xoay quanh vấn đề về sử dụng technique nào để lấy yêu cầu và công tác hậu cần tương ứng.
Có thể bạn đã biết hoặc chuẩn bị biết, có khá nhiều phương thức khác nhau có thể được sử dụng trong quá trình elicitation của BA như: Workshop, Interview, Q&A, Survey, Brainstorming… Việc lựa chọn phương thức sử dụng có thể cân nhắc các yếu tố sau:
1. Trạng thái (state) hiện tại của dự án
Với những dự án mới bắt đầu, workshop sẽ là technique hữu ích để thu thập cái nhìn tổng quan của các bên về dự án, hệ thống. Phương pháp workshop yêu cầu sự tham gia và tương tác của nhiều bên liên quan (stakeholders) về 1 chủ đề (ở đây có thể hiểu là yêu cầu/mục tiêu dự án). Kết quả của workshop có thể bao gồm nhiều khía cạnh như: tổng quan về dự án, vai trò trách nhiệm các bên liên quan, mong muốn hoặc vấn đề của khách hàng….
Với dự án dạng outsourcing (gia công phần mềm) đang chạy: interview là phương pháp hiệu quả hơn so với workshop vì giai đoạn này cần tập trung khai phá từng mảng của nghiệp vụ chứ không phải tổng quan. Interview tập trung vào việc trao đổi trực tiếp với business user của từng nghiệp vụ (người dùng nghiệp vụ hay là đối tượng tiềm năng sẽ trực tiếp sử dụng phần mềm), từ đó sẽ dễ dàng khai thác nghiệp vụ cụ thể hơn. Ví dụ, bạn làm module về kế toán thì cần interview nhân viên của phòng kế toán để hiểu rõ nghiệp vụ kế toán.
Với dự án dạng in-house product (sản phẩm công nghệ của công ty): case này sẽ có 2 trường hợp: hoặc là bạn lấy yêu cầu trực tiếp từ Product Owner/Manager, hoặc là bạn sẽ phải tự đưa ra yêu cầu dựa trên thị trường (thông tin từ đội R&D, DA, hoặc tự research….).
Trong trường hợp lấy yêu cầu từ PO/PM thì đơn giản rồi, Interview, Q&A là cách khá hiệu quả.
Còn nếu bạn phải tự đi tìm thì cũng có thể sử dụng interview (cách này thì hơi khó thực hiện hơn và bạn phải phỏng vấn khá nhiều để thực sự hiểu hơn về user insight). Hoặc bạn cũng có thể sử dụng survey để thu thập thêm thông tin/requirement. 2 cách này đều có thể sử dụng trong cả 2 trường hợp khách hàng của bạn là doanh nghiệp hoặc mass.
2. Mục tiêu của việc lấy yêu cầu
Interview: cái này thôi mình khỏi nhắc nhiều nhé. Để hiểu hơn về business, về user… thì dùng cái này.
Workshop: thảo luận về tổng quan, về bức tranh toàn cảnh… thì dùng cái này.
Brainstorming: Hầu hết là sử dụng nội bộ team phát triển để tìm kiếm giải pháp. Brainstorming nhắm đến ý tưởng và sáng tạo.
Research, Q&A: 2 phương pháp này dùng mọi nơi mọi lúc và mọi trường hợp đều được, nhất là research. Đừng ngại việc phải GG hay thậm chí là ChatGPT. Không biết thì phải học phải tìm kiếm thì mới biết.
Survey: Khi cần số liệu, tổng hợp thông tin thì dùng cái này.
Theo như những gì mình nói bên trên thì các bạn có thể thấy interview là technique được dùng khá nhiều và thực tế khi mình làm việc cũng thế. Việc "hẹn" khách hàng để "họp" bản chất nó cũng là interview. Về việc chuẩn bị cho buổi họp này ntn thì mình có nói đến ở post này nhé.
Comments