Sau khi đánh giá yêu cầu, BA cần xác định mức độ ưu tiên của các yêu cầu trong dự án. Về cơ bản, việc xác định mức độ ưu tiên phụ thuộc vào một vài yếu tố sau:
Giá trị về mặt nghiệp vụ hoặc kinh doanh: ví dụ yêu cầu sau khi được thực hiện sẽ có thể mang lại doanh thu tốt hơn hoặc tối ưu nghiệp vụ hơn sẽ được ưu tiên.
Độ khó: độ khó khi triển khai của yêu cầu. Độ khó phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yêu cầu tới các tính năng hoặc độ khó về triển khai kỹ thuật.
Rủi ro: tính rủi ro khi yêu cầu không được triển khai. Hoặc khi triển khai sẽ có rủi ro ảnh hưởng tới các chức năng đang có…
Tính khả thi: tính khả thi phần lớn bị ảnh hưởng bởi công nghệ team dự án đang sử dụng. Ngoài ra, yêu cầu có độ khó quá lớn, mang lại rủi ro cao và ít giá trị cũng có thể cân nhắc là 1 yêu cầu không khả thi.
Mong muốn của stakeholders: mong muốn, nhu cầu được phát triển tính năng/chức năng A,B,C trước… yếu tố này phần lớn đến từ stakeholder là Sponsor, Client, PO, PM..
Kế hoạch phát triển: việc ưu tiên yêu cầu cũng cần đảm bảo đồng nhất với kế hoạch đã được thống nhất giữa các bên. Giai đoạn 1 cần A, B, C nên không thể ưu tiên D chẳng hạn.
Khi xác định mức độ ưu tiên, các bạn nên cân nhắc và kết hợp nhiều yếu tố để đảm bảo yêu cầu được sắp xếp một cách hợp lý nhất có thể. Có một vài techniques nhằm phân tích mức độ ưu tiên mà mình hay dùng. Tuỳ từng trường hợp cụ thể và từng giai đoạn của dự án, mình sẽ kết hợp các yếu tố khác nhau và sử dụng 1 hoặc nhiều kỹ thuật cùng lúc để đưa ra kết quả mình thấy hợp lý.
MoSCoW: là viết tắt của "Must-have," "Should-have," "Could-have," và "Won't-have". Trong phương pháp này, bạn đánh giá và chia các yêu cầu thành các danh mục này để xác định thứ tự theo danh mục tương ứng: Must - Should - Could - Won't.
Value vs Effort: đây là phương pháp sử dụng việc đánh giá về công sức và giá trị đem lại của 1 yêu cầu. Yêu cầu có giá trị cao + ít công sức được làm trước, giá trị bình thường + ít công sức làm sau, giá trị cao + nhiều công sức xếp kế theo và cuối cùng là giá trị ít, nhiều công sức có thể bỏ qua hoặc làm sau cùng.
Weighted Scoring: sử dụng hệ thống điểm để đánh giá mức độ ưu tiên dựa trên các tiêu chí quan trọng như tiềm năng lợi nhuận, tính khả thi, và khả năng triển khai… Các bạn sẽ cần liệt kê các category muốn tính điểm và đưa ra đánh giá cho mỗi yêu cầu. Kỹ thuật này khá phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như hiểu rõ nghiệp vụ khách hàng. Khi thực hiện kỹ thuật này, có những lúc mình phải thêm trọng số để xác định category nào quan trọng hơn và lấy tổng của (điểm * trọng số)/ trung bình để đưa ra kết quả cuối cùng.
Ranking & voting: kỹ thuật này đúng như tên, dựa trên việc xếp hàng và bầu chọn từ các bên. Kỹ thuật này đòi hỏi sự tương tác tốt giữa các bên và sự hiểu biết của các bên về yêu cầu cũng như nghiệp vụ, hệ thống…
Risk-Based Prioritization: xác định mức độ rủi ro và đưa ra thứ tự ưu tiên dựa trên mức rủi ro.
Impact vs Effort: tương tự với Value vs Effort. Những yêu cầu có tác động lớn và ít công sức nên được phát triển trước.
Trên đây là những công cụ mình hay thường sử dụng khi sắp xếp thứ tự ưu tiên. Trên thực tế sẽ có nhiều công cụ và mô hình khác nhau để làm việc này như: Kano model, AHP, Time-boxing & budgeting… Các bạn có thể tham khảo thêm từ internet nhé.
Comments